KCS là gì? Những điều bạn cần biết về KCS?

Ở những công ty xí nghiệp chế biến thực phẩm, may mặc, đồ điện tử,….KCS chính là vị trí đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn đang thắc mắc: KCS là gì? Vậy thì cùng theo dõi rõ hơn ở bài viết sau đây của công ty Nhật Minh chúng tôi nhé!

Tổng quan về KCS

Khái niệm về KCS? 

KCS là từ viết tắt của cụm từ Knowledge Centered Support, nó có nghĩa là kiểm tra chất lượng sản phẩm được sản xuất, bảo đảm tuân theo yêu cầu chất lượng & quy trình tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những cơ sở để sửa đổi các lỗi sai, đảm bảo chất lượng, tuân thủ theo các quy định như ban đầu.

Nhân viên KCS là gì?

Nhân viên KCS là những người chịu trách nhiệm kiểm tra lại chất lượng của các sản phẩm sẽ sản xuất ra. Trong đó, cần đảm bảo phải tuân thủ theo một số quy định, quy trình được yêu cầu về nhà máy, để đánh giá chính xác nhất chất lượng của sản phẩm, vị trí này được xem là tương đương với vị trí kiểm soát chất lượng sản phẩm QC

Một số lĩnh vực có tuyển vị trí nhân viên kiểm soát chất lượng 

Bên dưới là một số ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng vị trí KCS, phụ thuộc vào tính chất của mỗi ngành sẽ có các yêu cầu về công việc khác nhau, cụ thể:

  • Ngành thủy sản
  • Ngành xây dựng
  • Ngành thực phẩm
  • Ngành may mặc
  • Ngành cơ khí
  • Ngành dược phẩm
  • Ngành điện tử
  • …..

Công việc của nhân viên KCS là gì?

Công việc chính của nhân viên KCS trong một số lĩnh vực gồm có:

Trong lĩnh vực sản xuất 

  • Trực tiếp giám sát và theo dõi các khâu kiểm định chất lượng sản phẩm; hạn chế những sai sót ở mức tối đa nhất
  • Đánh giá chất lượng của nguyên phụ liệu, đáp ứng được quy cách sản xuất của sản phẩm
  • Phối hợp với những phòng ban khác xử lý các tình huống phát sinh ( nếu có ) trong quá trình sản xuất
  • Sắp xếp & phân công việc bảo quản sản phẩm/hàng hóa theo đúng quy định, làm sao để đảm bảo được chất lượng của sản phẩm được giữ nguyên vẹn
  • Lập báo cáo cho cấp trên theo định kỳ

Trong lĩnh vực thực phẩm 

  • Nghiên cứu những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm như: ISO 22000, MRL, HACCP,….
  • Kiểm định, giám sát trực tiếp nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào, chất lượng phải đảm bảo an toàn vệ sinh theo yêu cầu đề ra
  • Giám sát quá trình sản xuất thực phẩm có tuân thủ đúng theo quy trình & chế biến đúng công thức hay không?
  • Theo dõi quy trình đóng gói, bảo quản thực phẩm, đặc biệt nhất là đối với các sản phẩm cần được đông lạnh, chất lượng thực phẩm được bảo đảm một cách tốt nhất
  • Thực hiện kiểm định & nghiệm thu lại chất lượng trước khi bán

Trong lĩnh vực may mặc

  • Thực hiện kiểm tra nguồn nguyên phụ liệu đầu vào như: Chỉ, vải, phụ kiện, cúc,…Đảm bảo được đúng yêu cầu của đơn hàng
  • Hướng dẫn cho công nhân may mặc thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
  • Tham gia phối hợp cùng bộ phận mẫu duyệt các mẫu, góp ý phát triển mẫu
  • Kiểm tra chất lượng trong các khâu như: Đầu, cuối chuyền, đóng gói, hoàn thiện
  • Cùng phối hợp với đội ngũ sản xuất  để giải quyết kịp thời những tình huống phát sinh
  • Kiểm định, đánh giá lại chất lượng sản phẩm trước khi sản xuất ra.

Nhân viên kiểm định chất lượng có mức thu nhập là bao nhiêu?

Mức lương của nhân viên KCS sẽ được xác định dựa trên nhiều yếu tố như sau: Năng lực làm việc, quy mô công ty, kinh nghiệm làm việc sẽ có sự chênh lệch về mức lương không giống nhau, cụ thể:

  • Đối với nhân viên mới ra trường, kinh nghiệm chưa có nhiều: Dao động trung bình khoảng từ 4-5 triệu đồng/tháng
  • Đối với nhân viên có kinh nghiệm từ 1-2 năm: Dao động trung bình khoảng từ 6-8 triệu đồng/tháng
  • Đối với nhân viên có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên: Dao động trung bình khoảng từ 10 triệu đồng trở lên.

=> Kinh nghiệm càng cao thì thu nhập sẽ càng tăng lên, bên cạnh đó còn được nhận các khoản trợ cấp hấp dẫn, đãi ngộ tốt, lương thưởng vào các dịp lễ, hàng tháng, hàng năm,….

Lộ trình thăng tiến của nhân viên KCS 

Đối với vị trí KCS, để theo đuổi & thành công hơn trong tương lai, bạn có thể tham khảo lộ trình thăng tiến dưới đây:

Nhân viên KCS → Tổ trưởng KCS → Chuyên gia KCS → Phó phòng KCS → Trưởng phòng KCS

=> Chức vụ càng cao thì khối lượng công việc, cũng như áp lực sẽ càng lớn hơn, không chỉ có trách nhiệm trong công việc, mà họ còn có trách nhiệm quản lý một đội ngũ. Do đó mức thu nhập, đãi ngộ cũng sẽ càng hấp dẫn hơn rất nhiều

Các yếu tố nào cần có để trở thành nhân viên KCS?

Để trở thành một nhân viên kiểm định chất lượng thành công, ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn, dưới đây là một số điều bạn cần rèn luyện:

Hiểu rõ quy trình sản xuất/ vận hành của doanh nghiệp 

Yếu tố này là tiên quyết, bắt buộc một người làm kiểm định phải hiểu rõ về quy trình của sản phẩm mình đang chịu trách nhiệm, từ đó mới có thể đánh giá, quản lý quá trình sản xuất được diễn ra hiệu quả. Cần tìm hiểu nhiều hơn các kiến thức trong lĩnh vực sản xuất để hỗ trợ tốt nhất trong công việc

Biết phân tích dữ liệu, nắm bắt rõ đặc tính của sản phẩm 

Nắm chắc những kiến thức liên quan đến thông số kỹ thuật cơ bản, để từ đó tăng khả năng đọc hiểu, nắm bắt, phân tích được những kiến thức từ tài liệu một cách nhanh nhất

Năng lực làm việc độc lập tốt 

Bên cạnh về kỹ năng làm việc nhóm thì khả năng làm việc độc lập cũng rất cần được rèn luyện, tạo ra sự chủ động & tự giác hơn trong các nhiệm vụ công việc, đảm bảo được tiến độ, hoàn thành theo đúng yêu cầu.

Thành thạo nghiệp vụ có liên quan đến kế toán 

Một nhân viên KCS cần phải biết các nghiệp vụ cơ bản của kế toán, vì trong quá trình làm việc sẽ luôn liên quan đến các số liệu thống kê & phân tích. Đảm bảo khả năng kỹ năng văn phòng ở mức cơ bản.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *